Trong xã hội kết nối hiện nay, một tấm bằng TOEIC sẽ khiến cánh cửa cơ hội việc làm cũng như học tập mở rộng hơn. Cũng vì vậy mà các trung tâm luyện thi TOEIC được mở ra rất nhiều để phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, với rất nhiều người, không có tiền hoặc không quá bận rộn, hoặc cả hai, khiến họ chọn lựa tự học ở nhà. Nhưng không phải ai cũng thành công trong việc tự học TOEIC. Vậy vấn đề do đâu? Những người thành công, họ đã làm thế nào? Hãy cùng elight tìm hiểu những sai lầm khi học TOEIC khiến bạn mãi không tiến bộ nhé!
Khoá học trực tuyến ELIGHT ONLINE được xây dựng dựa trên lộ trình dành cho người mất gốc. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi hơn 200 bài học, cung cấp kiến thức toàn diện, dễ dàng tiếp thu với phương pháp Gamification.
Khoá học trực tuyến dành cho:
☀ Các bạn mất gốc Tiếng Anh hoặc mới bắt đầu học Tiếng Anh nhưng chưa có lộ trình phù hợp.
☀ Các bạn có quỹ thời gian eo hẹp nhưng vẫn mong muốn giỏi Tiếng Anh.
☀ Các bạn muốn tiết kiệm chi phí học Tiếng Anh nhưng vẫn đạt hiệu quả cao
1 – Không biết trình độ của bản thân
Sẽ thật khó để có được một lộ trình học phù hợp khi không biết bản thân đang ở trình độ nào. Nếu đến các trung tâm hay các lớp luyện thi bạn sẽ được yêu cầu làm bài kiểm tra trình độ trước khi xếp lớp. Tuy nhiên, nếu bạn tự ôn luyện thì cũng có thể tự kiểm tra trình độ của bản thân với các bài thi thử TOEIC miễn phí trên Internet.
Khi biết bản thân đang ở đâu, bạn sẽ lập ra được kế hoạch ôn luyện và tìm kiếm tài liệu phù hợp với bản thân. Khởi đầu tốt sẽ khiến việc học của bạn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây lại là khởi đầu cho sai lầm học TOEIC thứ 2.
2 – Chưa biết cách đặt mục tiêu
Có mục tiêu như con thuyền có đích đến. Nhưng đặt mục tiêu thế nào thì không phải ai cũng biết. Rất nhiều người đã bỏ cuộc vì không thể theo được mục tiêu đặt ra ban đầu.
Bạn đang được 300 TOEIC và muốn lên 600 TOEIC trong 1 tháng. Để hoàn thành mục tiêu bạn đã lên kế hoạch tiếng Anh học mỗi ngày với cường độ cao. Luyện nói, luyện nghe, luyện viết mỗi ngày. Đọc báo tiếng Anh mỗi buổi sáng, ghi lại từ mới và học thuộc toàn bộ chúng.
Nhìn thì có vẻ đây là một kế hoạch khá tốt và có khả năng thực hiện được. Nhưng, bạn chưa từng đọc báo tiếng Anh trước đó. Không biết luyện nghe ở trang nào hay luyện nghe như thế nào……
Có mục tiêu là tốt, nhưng cần đặt mục tiêu phù hợp với trình độ và khả năng của bản thân. Bạn cần một mục tiêu SMART
- Specific: cụ thể
- Measurable: có thể đo lường được
- Attainable: có thể đạt được
- Relevant: thực tế
- Time Based: có thời gian cụ thể
Hãy cùng xem xét mục tiêu ví dụ trước đó: Nâng điểm từ 300 lên 600 TOEIC trong 1 tháng.
Thứ nhất, mục tiêu này KHÔNG DỄ đạt được nhưng có khả năng xảy ra, nên nó vẫn THỰC TẾ. Thứ hai, thiếu THỜI GIAN CỤ THỂ. Nâng điểm trong 1 tháng là từ lúc nào đến lúc nào, bạn có thể không thực hiện nó ngay, để tháng sau bắt đầu cũng được. Cứ như thế kéo dài đến thời gian không xác định.
Hãy cùng thử đặt lại mục tiêu theo nguyên tắc SMART.
- Nâng điểm TOEIC 2 kỹ năng Listening và Reading từ 300 lên 600 trong thời gian từ 1-6 đến 1-7.
- Trong đó, Listening từ 200 lên 400 và Reading từ 100 lên 200.
- Dánh 10 phút ngay khi thức dậy để học từ mới. Nghe VOA trong lúc làm việc nhà và Postcard trên xe bus đến trường.
- Học 1 từ mới mỗi ngày kèm ví dụ, cách sử dụng và họ từ.
- Tìm và đọc các bài báo về BTS bằng tiếng Anh thay vì đọc tin tức bằng tiếng Việt khi lướt Facebook trong 10 ngày đầu tiên của tháng
- Đọc các bài mẫu Reading và làm thử 1 đề/ngày trong 10 ngày tiếp theo. 10 ngày cuối cùng làm 2 đề/ngày.
- Thi thử 2 kỹ năng online 5 ngày/lần.
Listening tốt hơn Reading nên bạn dành nhiều thời gian và công sức cho Reading hơn. Bạn vẫn còn đi học/đi làm nên không có quá nhiều thời gian rảnh? Dành thời gian dọn dẹp hoặc di chuyển để luyện nghe giúp bạn tận dụng thời gian tốt hơn. Bạn đã có thời gian học cụ thể cho từng kỹ năng và chúng cũng không hề quá sức, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được. Thi thử để xem bản thân đã tiến bộ đến đâu. Tại sao điểm Reading không tăng lên? Cần thay đổi những điểm gìđể đạt được mục tiêu đề ra.
3 – Giải đề một cách tràn lan, thiếu hệ thống kiến thức
Giải đề là cách tốt nhất để làm quen với đề thi thực tế. Tuy nhiên không phải cứ làm nhiều đề là sẽ giỏi. Khi kiến thức nền của bạn chưa vững, bạn dễ bị ‘choáng’ trước lượng kiến thức ‘đồ sộ’ của đề thi. Làm được 1,2 lần mà thấy bản thân vẫn ‘không biết gì cả’ khiến bạn nản lòng và dễ bỏ cuộc. Vậy nên cần có cách luyện đề chứ không nên làm bài tràn lan.
Với mỗi đề bạn đã làm, hãy liệt kê những lỗi sai từ vựng, ngữ pháp để sửa lại và không mắc lỗi vào những lần sau. Hệ thống các dạng câu hỏi, tìm các câu trả lời mẫu sau đó rút ra công thức cho những lần tiếp theo.
ĐỌC THÊM: Skimming và Scanning: 2 kỹ năng giúp bạn làm bài đọc tiếng Anh
4 – Không kiên định, dễ bỏ cuộc
Đây chính là hệ quả của những sai lầm trên. Chưa biết bản thân đang ở mức độ nào đã lao vào làm đề, một mục tiêu quá sức thực hiện khiến bạn nản lòng và dần dần bỏ cuộc.
Để thay đổi điều này ngoài sửa sai cho 3 sai lầm học TOEIC ở trên thì còn có một thứ vô cùng quan trọng bạn cần thay đổi. Là tư duy của bạn. Nếu bạn mãi xem TOEIC là một phiếu điểm ra trường, đủ điểm là được thì bạn sẽ không đủ động lực để vượt lên chính mình. Bạn cần thuyết phục bản thân về sự cần thiết của tiếng Anh nói chung, điểm thi TOEIC nói riêng để có động lực vượt qua những chán nản, kiên trì với mục tiêu đề ra.
Sách Tiếng Anh Cơ Bản là bộ học liệu độc quyền do Elight xây dựng, cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng tiếng Anh bao gồm Phát Âm, Từ Vựng, Ngữ Pháp và lộ trình ôn luyện bài bản 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc Viết.
Bộ sách này dành cho:
☀ Học viên cần học vững chắc nền tảng tiếng Anh, phù hợp với mọi lứa tuổi.
☀ Học sinh, sinh viên cần tài liệu, lộ trình tỉ mỉ để ôn thi cuối kỳ, các kì thi quốc gia, TOEIC, B1…
☀ Học viên cần khắc phục điểm yếu về nghe nói, từ vựng, phản xạ giao tiếp Tiếng Anh.
5 – Chưa biết cách sử dụng thời gian hợp lý
Một bài thi TOEIC dài 200 câu được thiết kế để bạn không có thời gian chần chừ hay đoán mò đáp án. Phần nghe chỉ được nghe 1 lần, không chú ý dù 1 câu cũng làm bạn mất lợi thế. Chưa kịp chọn đáp án đã chuyển qua câu tiếp theo khiến bạn bị rối và không kịp nghe câu đó. Điều này tạo thành một ma trận khiến bạn không thể thoát ra. Bài nghe không tốt sẽ ảnh hưởng tâm lý cho bài tiếp theo. Cứ như vậy sẽ khiến điểm thi của bạn đi xuống.
Cách tốt nhất để tránh những lỗi này là hãy luyện tập thi thử thật nhiều. Áp lực giúp bạn quen dần với thời gian làm bài thực tế. Thi thử chỉ ra các điểm chưa ổn để bạn lên kế hoạch thay đổi phù hợp. Khi đã quen dần với tốc độ và áp lực thì tâm lý của bạn sẽ thoải mái hơn. Đây là đòn đánh quyết định đến kết quả bài thi cuối cùng của bạn.
Trên đây là những chia sẻ của elight về những sai lầm học TOEIC mà các bạn thường mắc phải. Bên cạnh đó là một vài gợi ý giúp các bạn khắc phục những sai lầm này. Hy vọng bài chia sẻ về các sai lầm học TOEIC này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn một ngày tuyệt vời.