Hiểu hơn về môi trường qua những thuật ngữ liên quan đến carbon
Wednesday, 10 Apr 2024
Phiêu cùng tiếng Anh Tin tức

Hiểu hơn về môi trường qua những thuật ngữ liên quan đến carbon

Advertisement
Rate this post

 

“Nóng lên toàn cầu” hay “biến đổi khí hậu” là những cụm từ thường gặp nhất khi nói về các vấn đề môi trường hiện nay. Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên là các khí gây “hiệu ứng nhà kính” mà chủ yếu là khí carbon. Trong bài viết hôm nay hãy cùng elight tìm hiểu những thuật ngữ môi trường liên quan đến carbon nhé.

Khoá học trực tuyến ELIGHT ONLINE được xây dựng dựa trên lộ trình dành cho người mất gốc. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi hơn 200 bài học, cung cấp kiến thức toàn diện, dễ dàng tiếp thu với phương pháp Gamification.

Khoá học trực tuyến dành cho:

☀ Các bạn mất gốc Tiếng Anh hoặc mới bắt đầu học Tiếng Anh nhưng chưa có lộ trình phù hợp.

☀ Các bạn có quỹ thời gian eo hẹp nhưng vẫn mong muốn giỏi Tiếng Anh.

☀ Các bạn muốn tiết kiệm chi phí học Tiếng Anh nhưng vẫn đạt hiệu quả cao

1 – Greenhouse gas: Khí thải nhà kính

 

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra khiến Trái Đất trở thành một nhà kính khổng lồ. Bên trong nhà kính, nhiệt lượng từ ánh nắng Mặt trời chiếu xuống sẽ bị giữ lại do chúng không thể thoát khỏi các tấm kính khiến không khí bên trong nhà kính trở nên ấm hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với Trái Đất với tấm kính khổng lồ là những khí thải nhà kính (chủ yếu là carbon và metan). 

Trong lịch sử phát triển của Trái Đất, lớp “kính” carbon giúp Trái Đất không bị đóng băng, tạo ra môi trường thuận lợi cho sinh vật phát triển. Tuy nhiên, ngày nay, dưới thời kỳ Cách mạng công nghiệp, lượng khí nhà kính đã vượt quá mức cần thiết. Thay vì sưởi ấm Trái đất, chúng đang biến Trái Đất thành một bếp lò. Băng ở 2 cực đóng vai trò như những tấm gương phản lại nhiệt lượng từ Mặt trời xuống Trái đất. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến băng 2 cực tan nhanh hơn mức độ đóng băng, khiến lượng băng đang ngày một giảm dần. Điều này khiến lượng nhiệt mà băng “trả lại” mặt trời cũng bị giảm xuống, khiến Trái đất lại càng nóng hơn.

2 – Black carbon: Muội than

Muội than là những thành phần còn lại của quá trình đốt cháy. Dễ hình dung nhất là khi chúng ta đốt vàng mã thường sẽ còn lại những mảnh nhỏ màu đen mà không hoàn toàn cháy hết. 

Tất cả các hoạt động đốt cháy đều tạo ra muội than. Những mẩu nhỏ màu đen ấy tưởng như vô hại nhưng lại là nhân tố chính gây nóng lên toàn cầu bởi nó có khả năng giữ nhiệt cực tốt. Ở một số nơi trên thế giới, người ta còn dùng than rải lên mặt băng để phá băng do đặc tính hấp thụ nhiệt mạnh của chúng.

Biến đổi khí hậu gây ra những vụ cháy rừng có quy mô và sức ảnh hưởng ngày càng lớn. Không chỉ mất đi một diện tích rất lớn cây xanh, muội than và CO2 sinh ra cũng gây ra những thiệt hại nặng nề đến môi trường.

3 – Carbon footprint: Dấu chân carbon

Nike vừa qua đã có lời hứa sẽ giảm thải dấu chân carbon bằng những thay đổi trong quá trình sản xuất. Vậy dấu chân carbon là gì? Hiểu đơn giản thì đây là chỉ số thể hiện mức độ carbon bạn thải ra. Bất kỳ hoạt động nào của chúng ta cũng đều tạo ra carbon và để lại “dấu chân” lên môi trường. Chỉ số carbon footprint trung bình một người tạo ra 1 năm là 1,18 tấn. Biết được điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chiến lược đưa ra những giải pháp để giảm thiểu chỉ số này xuống.

ĐỌC THÊM: Từ vựng tiếng Anh chủ đề: ENERGY

4 – Carbon offset & carbon credit: Đền bù carbon và tín chỉ carbon

Ngày này, khí thải CO2 còn có thể được đem ra mua bán. Chính xác hơn thì thứ được mua bán là “tín chỉ carbon”. Một tín chỉ carbon tương đương với một tấn nhiên liệu carbon. Càng phát thải nhiều carbon thì điểm tín chỉ sẽ càng thấp và ngược lại. Vì vậy, tín chỉ carbon được các tổ chức, quốc gia mua để bù đắp lại điểm cho tổ chức/quốc gia của mình. Điều này giúp những quốc gia/ tổ chức không bị phạt vì vi phạm cam kết giảm thải. Quá trình trao đổi này được gọi là đền bù carbon.

Bhutan – quốc gia sử dụng chỉ số hạnh phúc (GNH) thay thế cho GDP – là quốc gia duy nhất không phát thải khí nhà kính, hoặc phát thải âm. Quốc gia này trở thành nơi đền bù CO2 cho thế giới. Ước tính tới năm 2025, Bhutan sẽ bù đắp tới 22.4 triệu tấn CO2 mỗi năm.

5 – Carbon neutral: Trung hòa carbon

Đây là quá trình làm giảm lượng phát thải CO2 qua các hoạt động sản xuất bằng cách loại bỏ CO2 hoặc đền bù carbon. Mục đích của hoạt động này là không tạo ra dấu chân carbon.

Rất nhiều quốc gia và tổ chức lớn đã ký những cam kết để đạt mức trung hòa carbon. Tiêu biểu như Trung Quốc hy vọng giảm lượng điện tiêu thụ và việc đào bitcoin. Tổng lượng điện cho công cuộc cày cuốc này tương đương với mức điện sinh hoạt của Italy và Saudi Arabia gộp lại.

 

6 – Net-zero: Khí thải bằng 0

Khái niệm này gần giống với trung hòa carbon nhưng áp dụng cho tất cả các loại khí thải nhà kính. Net-zero đạt được khi hoạt động của con người không còn gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nói cách khác, lượng khí thải nhà kính trong khí quyển được cân bằng bằng cách loại bỏ trong một thời gian cụ thể.

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu đã đặt mục tiêu ngăn Trái đất nóng lên 1.5 độ C vào năm 2050. Mục tiêu này đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ bằng những cam kết net-zero.

7 – Carbon Negative – Âm carbon

Sau khi đạt được trạng thái Net-zero thì đây chính là bước tiếp theo. Giai đoạn này chúng ta sẽ loại bỏ nhiều hơn lượng khí thải tạo ra. Qua đó đặt mục tiêu đưa khí hậu Trái Đất trở về trước thời kỳ công nghiệp.

Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được mục tiêu này. Với hơn 70% lãnh thổ là rừng, lượng hấp thụ gấp 3 lần lượng khí thải người dân nước này tạo ra. Đây cũng là quốc gia xuất khẩu năng lượng tái tạo (thủy điện) giúp giảm phát thải carbon với điểm tín chỉ lên đến 17 triệu. Ông lớn Microsoft cũng có kế hoạch hướng tới âm carbon và hiện tại đã giảm được đến 1.3 triệu tấn khí thải.

 

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu được những bài báo quốc tế về môi trường. Elight chúc bạn thành công.

Advertisement