Bí kíp “vàng” đạt điểm cao môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPTQG
Saturday, 21 Dec 2024
Phương pháp học tiếng Anh

Bí kíp “vàng” đạt điểm cao môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPTQG

Advertisement
5/5 - (1 bình chọn)

Nếu bạn đang tìm kiếm cách ôn thi để đạt điểm cao môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia thì bạn đã tìm đến đúng chỗ rồi đấy.

Ở bài viết này mình sẽ chỉ ra cho bạn phương pháp và các bí quyết ôn thi hiệu quả đối với từng dạng bài trong đề thi cùng với những tips nhỏ khi làm bài thi. Các phương pháp này được rút ra từ chính ma trận để thi để giúp các bạn có thể ôn đúng trọng tâm và tiết kiệm thời gian nhất có thể.

#1/ Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh

Nắm được cấu trúc của đề thi là một trong những bước cơ bản nhất để bạn biết cách phân bổ thời gian ôn luyện cũng như thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Bảng dưới đây là cấu trúc chung cho đề thi môn Tiếng Anh:

Cấu trúc đề thi môn tiếng Anh THPT Quốc gia
Cấu trúc đề thi môn tiếng Anh THPT Quốc gia

Đề gồm 8 dạng bài: Ngữ âm, tìm lỗi sai, hoàn thành câu, chức năng giao tiếp, từ đồng nghĩa – trái nghĩa, tìm câu đồng nghĩa, nối câu, hoàn thành đoạn văn, đọc hiểu.

Các câu hỏi dễ ăn điểm chủ yếu ở các dạng bài: ngữ âm, câu giao tiếp, nối câu, tìm lỗi sai, câu đồng nghĩa… Bên cạnh đó, các câu hỏi khó sẽ nằm rải rác ở các dạng bài, nghĩa là mỗi dạng đều có thể xuất hiện câu hỏi khó, thường là những câu kiểm tra về từ vựng.

Phạm vi kiến thức: ngữ pháp, từ vựng trong đề thi vẫn chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12. Các câu hỏi tập trung về ngữ pháp cơ bản như: thì, mạo từ, câu bị động, câu điều kiện, mệnh đề nhượng bộ, danh động từ, câu gián tiếp, từ vựng.

#2/ Cách ôn thi tiếng Anh THPT hiệu quả

Dựa vào cấu trúc đề thi mình đã nêu ở trên mình sẽ đưa ra cách ôn thi tiếng Anh THPT với một lộ trình và phương pháp luyện tập cụ thể để các bạn tham khảo.

Theo gợi ý của mình, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân để có thể bứt phá giành được điểm cao.

Nhìn chung, mình gợi ý các bạn ôn thi theo lộ trình sau:

#2.1/ Bước 1: Nắm vững kiến thức về ngữ pháp và từ vựng

Để môn Tiếng Anh đạt kết quả cao, các bạn cần nắm vững các điểm văn phạm căn bản. Đó là các phần ngữ âm như  cách phát âm đuôi -s và-ed, quy tắc đánh trọng âm, các chủ điểm ngữ pháp cơ bản như rút gọn mệnh đề quan hệ, liên từ, mạo từ, giới từ, câu điều kiện, động từ nguyên mẫu hay V- ing (động từ thêm ing), các thì cơ bản.

Và cả những phần ngữ pháp nâng cao như Cách dùng từ loại như danh từ, động từ, tính từ…, đảo ngữ, câu so sánh, câu suy đoán, câu trực tiếp và câu gián tiếp, mệnh đề quan hệ.

Ngoài ra cũng cần phải kết hợp học từ vựng theo các chủ đề nhất là các từ vựng xuất hiện trong SGK và cả các phần kiến thức khó như collocations (cụm từ cố định), phrasal verb (cụm động từ), idiom (thành ngữ).

#2.2/ Bước 2: Ôn luyện theo từng dạng bài và kết hợp luyện đề

#2.2.1/ Ôn luyện theo từng dạng bài: 

Mỗi 1 dạng bài ôn từ 1 – 2 ngày để bạn ghi nhớ ngữ ngáp và cả những câu quen thuộc lặp đi lặp lại. Tốt nhất là bạn nên dành 1 ngày ôn những kiến thức về dạng bài đó, ngày hôm sau luyện làm bài, có thể lấy ngay từ trong các đề thi trước ra thì càng tốt.

Với từng dạng bài sẽ có những phương pháp ôn luyện đặc trưng riêng:

#2.2.1.1/ Bài Ngữ âm:

Đây là dạng bài kiểm tra cách phát âm cách đánh dấu trọng âm của các từ quen thuộc. Hầu hết các từ này đều có trong SGK và có xu hướng lặp lại khá nhiều nên chỉ cần chăm chỉ luyện tập một chút là bạn có thể thừa sức làm được dạng bài này.

2 câu kiểm tra phát âm: Nắm chắc quy tắc phát âm ed và s/es.

2 câu kiểm tra trọng âm của những từ có 2 và 3 âm tiết.

#2.2.1.2/ Bài Đọc hiểu:

Như các bạn thấy, đọc hiểu là phần chiếm dung lượng khá nhiều trong bài thi. Muốn đạt điểm cao chắc chắn phải làm tốt bài đọc hiểu.

Rèn kỹ năng đọc lướt (skimming) và đọc lấy thông tin (scanning). Hai kỹ năng này sẽ giúp học sinh hiểu được ý chính của bài một cách nhanh nhất. Phương pháp đúng là: đọc tiêu đề bài, đọc câu đầu và cuối mỗi đoạn, sau đó, đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa (keyword) của câu hỏi, rồi quay lại đoạn văn để tìm gợi ý (clues).

Vốn từ vựng cũng là một phần quan trọng quyết định xem bạn có làm tốt được bài đọc hiểu không. Vì thế mình nghĩ bạn cần học lại toàn bộ từ mới và tập đọc, dịch lại toàn bộ các bài đọc trong SGK của cả lớp 10, 11 và 12. Vì hầu hết các bài đọc trong SGK đều theo chủ điểm, nên khi học từ và đọc lại bài, bạn sẽ nhớ một lượng từ nhất định và có khái niệm cụ thể về từng chủ đề. Nhờ vậy, bạn sẽ đọc nhanh hơn và đoán từ tốt hơn.

#2.2.1.3/ Bài Từ đồng nghĩa – trái nghĩa:

Quan trọng nhất khi làm dạng bài này là phải biết từ. Việc học từ có thể được tích lũy trong quá trình ôn bài đọc hiểu. Khi học một từ, các bạn nên học thêm ít nhất một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ đó.
Chức năng giao tiếp:

Cần học cách đặt câu hỏi và trả lời của các loại câu như yêu cầu, mời, sai bảo, ra lệnh, khen ngợi… Các tình huống giao tiếp khá quen thuộc và đơn giản. Đây là phần dễ kiếm điểm cho bạn. Bạn có thể yên tâm nhé!

#2.2.1.4/ Các bài còn lại

Dạng bài sửa lỗi sai và viết lại câu, nối câu (đa phần là các câu hỏi liên quan đến ngữ pháp). Cụ thể, hay gặp là dạng cấu trúc đảo ngữ, giả định, điều kiện, mệnh đề quan hệ, cấu trúc bị động, trực tiếp, gián tiếp, vận dụng các liên từ theo các mối quan hệ đẳng lập hoặc chính phụ, nguyên nhân – kết quả,…

Vì vậy đối với các dạng bài này các bạn cần dành thời gian để ôn luyện tất cả các chủ điểm ngữ pháp và chú ý vào những trường hợp đặc biệt, nâng cao và kết hợp học từ vựng.

#2.2.2/ Luyện đề

Sau khi đã quen với từng dạng thì tiến hành làm đề luôn. Mỗi ngày sẽ luyện từ 2-3 đề để kĩ năng làm bài thật nhuần nhuyễn. Lúc này, bạn nên đặt đồng hồ và làm bài như đi thi thật để quen và dần tăng tốc độ làm bài lên.

Để thời gian luyện đề hiệu quả, học sinh hãy dành ít nhất 30 phút đến 1 giờ để học từ mới ghi chép được từ những bài đọc, chú ý đến những từ khó trong các câu hỏi hoặc trong câu văn chứa đáp án của các câu hỏi. Mỗi bài đọc, các bạn chỉ nên học tối đa 10 từ mới.

Ngoài ra chú ý vào cả những câu phần ngữ pháp bạn đã làm sai hoặc không làm được để chủ động ôn và học lại chủ điểm ngữ pháp đó.

#3/ Tips trong phòng thi

  • Phân bổ thời gian trước khi bắt đầu làm.
  • Thứ tự làm bài đây được khuyến khích: Ngữ âm – Câu lẻ – Đọc hiểu dài – Giao tiếp – Tìm lỗi sai – Đọc hiểu ngắn – Điền từ – Đồng nghĩa trái nghĩa.
  • Đoán nghĩa của từ và áp dụng phương pháp phỏng đoán, loại trừ.
  • Đừng bao giờ cố dịch hết cả bài đọc.
  • Đọc thật kĩ câu hỏi và Tránh các lỗi sai hay gặp.
Advertisement