Thuật ngữ ngành điện ảnh - Để hiểu hơn về bộ môn nghệ thuật thứ 7 (P1)
Wednesday, 6 Mar 2024
Phiêu cùng tiếng Anh Tin tức Từ vựng tiếng Anh

Thuật ngữ ngành điện ảnh – Để hiểu hơn về bộ môn nghệ thuật thứ 7 (P1)

Advertisement
Rate this post

Khi bàn về cách đọc một tác phẩm điện ảnh, nhà phê bình Robert Ebert đã nói rằng: “Hãy dừng bộ phim lại và nghĩ về nó một lúc.”

Nhìn ngắm một cảnh phim có thể gợi lên cảm xúc nhưng sẽ thật khó để hiểu nếu ta thiếu đi những kiến thức cơ bản.

Vậy nên, biết về các thuật ngữ điện ảnh sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về bộ phim, rồi từ đó tự phản chiếu lại những cảm xúc của mình với những tâm tư được lồng ghép của đạo diễn. Cùng elight khám phá những thuật ngữ cơ bản để hiểu hơn về bộ phim yêu thích của mình bạn nhé.

Khoá học trực tuyến ELIGHT ONLINE được xây dựng dựa trên lộ trình dành cho người mất gốc. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi hơn 200 bài học, cung cấp kiến thức toàn diện, dễ dàng tiếp thu với phương pháp Gamification.

Khoá học trực tuyến dành cho:

☀ Các bạn mất gốc Tiếng Anh hoặc mới bắt đầu học Tiếng Anh nhưng chưa có lộ trình phù hợp.

☀ Các bạn có quỹ thời gian eo hẹp nhưng vẫn mong muốn giỏi Tiếng Anh.

☀ Các bạn muốn tiết kiệm chi phí học Tiếng Anh nhưng vẫn đạt hiệu quả cao

1 – Mise-en-scene

Mise-en-scene dịch sát nghĩa theo tiếng Pháp là “dàn dựng sân khấu”. Trong phân tích phim, từ này nói về tất cả những yếu tố được xuất hiện trước máy quay bao gồm diễn viên, đạo cụ và ánh sáng.

Các đạo diễn dùng mise-en-scene để kể câu chuyện và gợi lên cảm xúc của bộ phim. Tất cả thể hiện rõ chỉ trong một khung hình, từ bố cục tới ánh sáng và màu sắc, gây ấn tượng với người xem.

Mise-en-scene thường xuyên xuất hiện trong những khung hình bận rộn, tỉ mẩn tới từng chi tiết của Wes Anderson. Đặc biệt trong cách đạo diễn này tận dụng màu sắc, bố cục và những cú “whip pan”.

Ta “đọc” được nhiều thứ, hiểu về nhân vật chỉ từ một khung hình.

2 –  Montage

Cũng xuất pháp từ tiếng Pháp, montage nghĩa là “ghép các cảnh quay”. Kỹ thuật dựng phim montage dùng những thước phim sắp xếp và đặt bên cạnh nhau, từ từ hé lộ về nhân vật, xây dựng một bức tranh toàn cảnh.

Trái với mise-en-scene, câu chuyện được kể trong một khung hình, montage bóc tách từ từ câu chuyện được bồi đắp lên bởi những hình ảnh và cảnh quay.

ĐỌC THÊM: Thuật ngữ tiếng Anh về những buổi đấu giá nghệ thuật

3 – Cinematography

Cinematography bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mang nghĩa “nghệ thuật của hình ảnh chuyển động” hay nói cách khác là kỹ thuật quay phim. Tương tự, cinematographer chịu trách nhiệm tạo ra hình ảnh trong bộ phim qua việc chọn máy quay, ánh sáng cũng như tận dụng các kỹ thuật chuyên môn.

Không đơn thuần chỉ quay lại những gì trước mắt, cinematographer bắt khoảnh khắc, kể lại dụng ý của đạo diễn bằng máy quay, và trao nó tới khán giả qua những khung hình.

REVIEW] phim In The Mood For Love (Tâm Trạng Khi Yêu)

Trong bộ phim điện ảnh In the mood for love (Wong Kar-wai, 2000), Christopher Doyle và Mark Lee Ping Bin đã truyền đạt câu chuyện của đạo diễn cho người xem khi kể bằng những khung hình không lời thoại.

Với những góc quay trong con hẻm nhỏ của Hồng Kông, những hành lang chật hẹp ám đèn vàng, máy quay bám theo từng bước đi của bà Su, phơi bày nội tâm và cảm xúc của nhân vật cho khán giả.

4 – Plot Hole

Plot hole là lỗ hổng trong cốt truyện, đi ngược lại với logic trong bộ phim.

Một khi bạn đã tìm thấy plothole trong phim, bạn không bao giờ có thể xem bộ phim như trước. Khi nó có khả năng biến phim trinh thám trở nên ngớ ngẩn, hay phim kinh dị thành phim hài.

Thường thì không có biên kịch nào cố tình tạo ra plothole, chỉ có biên kịch quên mất mình viết gì.

(còn tiếp)

Advertisement