Khi đã là một nhân viên văn phòng, bạn không thể chỉ đến công ty, im lặng làm việc rồi đi về. Đúng vậy, bạn luôn cần phải giao tiếp.
Và nhất là trong thời buổi hiện nay, nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt thôi chưa đủ. Bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống giao tiếp với người nước ngoài trong môi trường công sở của bạn. Dưới đây elight đã liệt kê ra 9 cách bắt chuyện trong 9 tình huống giao tiếp mà bạn có thể sẽ gặp phải. Chúc các bạn học tiếng Anh vui vẻ!
Khoá học trực tuyến ELIGHT ONLINE được xây dựng dựa trên lộ trình dành cho người mất gốc. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi hơn 200 bài học, cung cấp kiến thức toàn diện, dễ dàng tiếp thu với phương pháp Gamification.
MỤC LỤC ẨnKhoá học trực tuyến dành cho:
☀ Các bạn mất gốc Tiếng Anh hoặc mới bắt đầu học Tiếng Anh nhưng chưa có lộ trình phù hợp.
☀ Các bạn có quỹ thời gian eo hẹp nhưng vẫn mong muốn giỏi Tiếng Anh.
☀ Các bạn muốn tiết kiệm chi phí học Tiếng Anh nhưng vẫn đạt hiệu quả cao
1 – Giao tiếp với Founder hoặc CEO
You: “Hi! How’s your week going?” (Xin chào! Tuần này sếp thế nào?).
CEO: “Not bad. Busy! How about yours?” (Không tệ. Khá bận đấy! Anh thì sao?).
You: “It’s going well. I’m excited to be working on [whatever project feels most significant to you].” (Mọi thứ đều đang tiến triển tốt. Tôi rất hào hứng để tiếp tục với (bất cứ dự án nào bạn thấy quan trọng).
Trong tình huống giao tiếp văn phòng này, bạn chủ động tạo cơ hội để người Leader chia sẻ thông tin với bạn. Hoặc có thể dẫn tới việc họ hỏi thăm bạn về tuần làm việc của bạn có ổn không. Dù sếp của bạn có bận đến mấy thì việc hỏi thăm về những vấn đề liên quan tới công việc cũng sẽ giúp cả bạn và sếp bạn hoàn thành mọi thứ tốt hơn.
Nếu bạn nghĩ rằng sếp không biết tên bạn là gì, thì bây giờ chính là lúc bạn đưa tay ra chào và nói:
“I’m not certain we’ve formally met. I’m [Your Name].” (Tôi không chắc rằng chúng ta đã chính thức chào hỏi nhau. Tôi tên là …)
2 – Với người mới
You: “Hi. You started [this week, last Friday], right? My name is [Your Name] and I’m a part of the [X] team. Are you starting to feel settled? Have you been to [popular coffee shop in area] yet?” (Chào bạn. Bạn đã bắt đầu làm việc [tuần này, thứ 6 tuần trước], phải không? Tên tôi là … và tôi là thành viên team … Bạn đã bắt đầu thấy quen với công việc chưa? Bạn đã tới [quán cà phê phổ biến gần công ty] chưa?).
Newbie: “Good, thanks. There’s a lot to learn, but I’m really enjoying it. How long have you been here?” (Mọi chuyện đều tốt, cảm ơn anh. Có rất nhiều điều cần phải học, nhưng tôi rất thích điều này. Anh làm việc ở đây bao lâu rồi?).
You: “I started in [whenever you started], and I can’t believe [insert something memorable here about your time at the company].” (Tôi bắt đầu làm ở đây từ… và tôi không thể tin được rằng [kể một điều đáng nhớ tại đây về quãng thời gian tại công ty]).
Thay vì ngó lơ người mới, bước tới chào hỏi nhẹ nhàng vài câu sẽ tốt hơn. Và biết đâu bạn lại có thêm một người bạn tốt ở công ty thì sao. Hãy nhớ lại ngày đầu tiên bạn đi làm, bạn thực sự rất quý những người đồng nghiệp dễ thương đã khiến bạn bớt căng thẳng mà phải không?
3 – Với đồng nghiệp đã có kinh nghiệm lâu năm
You: “Hey, I’m looking for recommendations for places to go for networking lunch this week. I haven’t gotten to know the neighborhood well, but I thought, as someone who seems to know the ins and outs around here, you might have some suggestions.” (Này anh, tôi đang tìm một vài gợi ý cho việc đi ăn trưa với khách hàng tuần tới. Tôi chưa rành lắm về khu này, nhưng tôi nghĩ rằng với một người đã ở đây lâu, anh sẽ có một vài gợi ý hay.)
Colleague: “What kind of place are you looking for?” (Anh đang tìm một nơi như thế nào?).
Đây là một chủ đề khá dễ để bắt chuyện với những đồng nghiệp lão làng tại công ty. Trong tình huống giao tiếp văn phòng này, họ không phải những người dễ để nói chuyện phiếm với bạn. Nếu bạn luôn sợ và không dám bắt chuyện với họ thì thay vì nói: “Hi. How are you?” (Xin chào, chị có khỏe không?), đây là một chủ đề thông minh hơn để thử đấy!
4 – Với người tổ chức sự kiện
You: “This space is great. Thanks so much for organizing it. Do you plan things like this often?” (Nơi này trông tuyệt đấy. Cảm ơn anh rất nhiều vì đã sắp xếp nó. Anh có thường lên những kế hoạch như thế này không?).
Organizer: “You know, I do because in my office…” (Anh biết mà, tôi thường xuyên làm những việc này vì trong công ty tôi…).
Người ta thường thích nói về bản thân họ và điều này luôn luôn đúng. Nếu bạn bắt chuyện với một người lạ và chẳng biết nói gì, thì đây luôn là một tip đáng để thử.
Ngoài mục đích giao tiếp văn phòng, bạn cũng có lợi khi được lắng nghe về một lĩnh vực khác, điều khá là thú vị phải không?
5. Với khách VIP
You: “Hi. My name is [Your Name]. I know you’ve probably got to make the rounds, but I didn’t want to regret not coming over and introducing myself—and letting you know that your app is genius.” (Chào chị. Em tên là … Em biết chắc là chị khá bận, nhưng em không muốn cảm thấy hối hận khi không tới chào chị một câu và giới thiệu bản thân em với chị – và trực tiếp nói với chị rằng ứng dụng của bên chị quả là bậc tài.)
Có thể bạn chỉ được cảm ơn lịch sự rồi thôi, nếu thế thì cũng đừng để bụng nhé! Tuy nhiên, biết đâu vị khách ấy lại chú ý tới bạn và tò mò xem câu chuyện sẽ diễn biến thế nào thì sao? Tình huống giao tiếp văn phòng này rất quan trọng đấy, bạn hãy chú ý nhé!
6 – Với sếp cũ
You: “It’s so good to see you! How is everything over at [Company Name]? I read that they’re expanding [department or product]. You must be excited to be spearheading that.” (Thật là vui khi gặp lại anh! Mọi thứ ở công ty… thế nào? Tôi đọc được rằng họ đang phát triển (phòng ban hoặc sản phẩm). Anh chắc phải rất hào hứng để dẫn dắt điều đó nhỉ.)
Ex-boss: “As a matter of fact, I am. It’s been pretty chaotic, but it’s a fun time to be busy, and I’m happy to have something to focus so keenly on…” (Sự thật là đúng thế. Mọi thứ có hơi hỗn độn, nhưng cũng là giai đoạn vui vẻ để bận rộn một chút, và tôi rất hạnh phúc khi có điều gì đó để tập trung một cách say mê như vậy…)
Dù trước đó bạn và sếp cũ có chuyện gì, thì cũng đừng giả bộ như hai người không hề quen biết. Bằng việc hỏi thăm lịch sự, bạn khẳng định được đẳng cấp và nhân cách bản thân đấy!
7 – Với người phòng ban khác mà bạn chưa biết gì về họ
You: “How’s your week going? Busy with projects?” (Tuần này anh thế nào rồi? Bận rộn với các dự án hả?).
Person: “Busier than usual because we’ve got [names major initiative the team is focused on].” (Bận hơn bình thường vì chúng tôi vừa có (kể tên vài dự án chính chủ yếu mà team bạn đang tập trung vào).
You: “Oh, interesting. I hadn’t thought how that might affect your team. What are you working on specifically?” (Ôi, thật thú vị. Tôi chưa từng nghĩ rằng điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến team của anh. Anh đang làm việc cụ thể về điều gì thế?).
Các phòng ban trong công ty đều liên quan đến nhau, hãy tận dụng nó để nói chuyện với nhau. Như thế, bạn sẽ biết được thêm vài điều thú vị về công ty, còn nếu không, bạn cũng có thể nói về những câu chuyện mà team bạn đang tập trung vào.
8 – Với “nửa kia” của sếp
You: “It’s so nice that you were able to make it tonight. It’s always fun to meet the people we hear so much about. Susan has mentioned that you both like to cook together. What’s the best thing you’ve ever made?” (Thật tốt khi anh có thể đến đây góp vui với chúng tôi tối nay. Mọi người rất vui khi được gặp người mà chúng tôi được nghe kể về rất nhiều. Susan có nhắc rằng hai người thích nấu ăn cùng nhau. Món ngon nhất mà hai người đã nấu là món gì thế?).
The S.O.: “That’s a tough one. Maybe my chicken under a brick dish…” (Đó là một món khá khó đấy. Có lẽ là gà dưới đĩa bằng gạch…).
Với nửa kia của sếp, bạn sẽ không muốn chào đón quá nồng nhiệt như kiểu chỗ thân quen lâu rồi, mà cũng nên tránh sự bối rối khi tình cờ tiếp xúc. Nếu bạn và sếp bạn đã có quan hệ tốt với nhau rồi, thì cố gắng giao tiếp tốt với nửa kia của họ sẽ giúp mối quan hệ này tiến triển hơn nữa.
Sách Tiếng Anh Cơ Bản là bộ học liệu độc quyền do Elight xây dựng, cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng tiếng Anh bao gồm Phát Âm, Từ Vựng, Ngữ Pháp và lộ trình ôn luyện bài bản 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc Viết.
Bộ sách này dành cho:
☀ Học viên cần học vững chắc nền tảng tiếng Anh, phù hợp với mọi lứa tuổi.
☀ Học sinh, sinh viên cần tài liệu, lộ trình tỉ mỉ để ôn thi cuối kỳ, các kì thi quốc gia, TOEIC, B1…
☀ Học viên cần khắc phục điểm yếu về nghe nói, từ vựng, phản xạ giao tiếp Tiếng Anh.
9 – Với thực tập sinh
You: “How was your weekend? Are you watching or reading anything really great at the moment?” (Cuối tuần thế nào? Cậu có đang xem hay đọc cái gì hay ho gần đây không?).
Intern: “It was great. Actually, I’m totally hooked on both [Netflix series] and [NBC series]. Do you watch either of them?” (Cuối tuần của em rất tuyệt vời. Thực ra, em đang xem cả phim… và phim… Anh có xem chúng không ạ?).
You: “I’ve heard great things about [Netflix series], but I haven’t had a chance to start it yet. I’m with you on [NBC series]. I love the actor who plays the dad.” (Tôi nghe nói phim … hay lắm, nhưng chưa có cơ hội xem. Tôi cũng đang xem phim… Tôi thích diễn viên đóng vai ông bố lắm.)
Khi nói về chủ đề giải trí thì ít khi bạn gặp khó khăn để tiếp tục câu chuyện lắm. Trừ khi anh ta sống trong hang động và chẳng màng gì thế sự ngoài kia thì ít nhất sau cuộc đối thoại hai người sẽ tìm ra vài điểm tương đồng (hoặc bất đồng) thú vị đấy!
Trên đây là một vài tình huống giao tiếp văn phòng thường gặp mà bạn nên để tâm. Tuy nhiên thực tế diễn ra thường sẽ thú vị và bất ngờ hơn nhiều. Nhưng điều đó không quan trọng cho lắm. Nếu bạn có thể bắt chuyện dễ dàng, cuộc hội thoại phía sau sẽ diễn ra suôn sẻ thôi. Hãy cứ là chính mình, chân thành và chấp nhận rằng bắt chuyện và tiếp chuyện tại công ty cũng cần cố gắng nhiều với hầu hết mọi người mà. Elight chúc các bạn thành công.