Nhìn lại chiến tranh ở Afghanistan qua các thuật ngữ tiếng Anh
Tuesday, 14 Jan 2025
Phiêu cùng tiếng Anh Tiếng Anh cho người đi làm Tiếng Anh THPT Tin tức

Nhìn lại chiến tranh ở Afghanistan qua các thuật ngữ tiếng Anh

Advertisement
Rate this post

Ngày 15/8/2022, Mỹ chính thức rút quân khỏi Afghanistan sau hơn 20 năm tham chiến. Sau hơn 20 năm khói lửa, một lần nữa Taliban lại lên nắm quyền điều hành đất nước Hồi giáo này. Cùng nhìn lại cuộc chiến tốn kém nhất lịch sử thế giới qua các thuật ngữ tiếng Anh cùng elight.

Khoá học trực tuyến ELIGHT ONLINE được xây dựng dựa trên lộ trình dành cho người mất gốc. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi hơn 200 bài học, cung cấp kiến thức toàn diện, dễ dàng tiếp thu với phương pháp Gamification.

Khoá học trực tuyến dành cho:

☀ Các bạn mất gốc Tiếng Anh hoặc mới bắt đầu học Tiếng Anh nhưng chưa có lộ trình phù hợp.

☀ Các bạn có quỹ thời gian eo hẹp nhưng vẫn mong muốn giỏi Tiếng Anh.

☀ Các bạn muốn tiết kiệm chi phí học Tiếng Anh nhưng vẫn đạt hiệu quả cao

1 – Insurgent

Nghĩa là phiến quân, những người đấu tranh vũ trang chống lại chính quyền của một đất nước. Taliban là một ví dụ. Kể từ khi bị lật đổ từ năm 2001, Taliban đã liên tục tổ chức các cuộc khủng bố, du kích chống lại quân đội Mỹ và các nước đồng minh tại Afghanistan. Đây là hệ quả từ vụ khủng bố 11/9 do tổ chức Al Qaeda gây ra dưới sự hẫu thuẫn của Taliban.

Trong thời gian cầm quyền  (1996-2001) Taliban đã ban hành nhiều chính sách hà khắc lên những người không tuân thủ theo các quy tắc của đạo Hồi. Trong số đó, phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo đó, phụ nữ bị cấm đi học và đi làm, không được ra đường nếu không có đàn ông trong nhà đi cùng và luôn phải trùm kín người.

2 – Terrorism

Sự kiện 11/9 là ví dụ điển hình cho Terrorism – hành vi khủng bố, sử dụng vũ lực gây thương vong cho dân thường nhắm đạt được mục đích chính trị nào đó. Với sự hy sinh của gần 3000 người, đây là nỗi đau không bao giờ vơi của người dân Mỹ.

Đây cũng là sự kiện châm ngòi cho cuộc chiến dai dẳng hơn 20 năm của Mỹ và Taliban. Theo đó, Mỹ cho rằng chính quyền Taliban cần chịu trách nhiệm cho hành vi của tổ chức khủng bố Al Qaeda. Chính quyền nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan được thành lập trong thời gian này dưới sự hậu thuẫn của Mỹ.

ĐỌC THÊM: Nhìn lại sự kiện 11/9 qua các thuật ngữ tiếng Anh

3 – Allies

Allies là các nước đồng minh, hợp sức giúp đỡ nhau nhằm đạt được các mục tiêu chung về kinh tế, chính trị và quân sự. Ngoài Mỹ, cuộc chiến ở Afghanistan còn có quân lính từ nhiều nước khác nhau, chủ yếu là khối quân sự NATO

NATO (North Atlantic Treaty Organization – Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) là một liên minh quân sự gồm Mỹ, Canada và 28 nước châu Âu khác, được thành lập năm 1949, sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.

Theo cam kết, bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào vào một trong số các thành viên được coi là hành động là chống lại tất cả các thành viên còn lại. Vì lẽ đó mà cuộc chiến ở Afghanistan được đồng hành bởi các thành viên NATO. Đỉnh điểm là năm 2011, hơn 130 nghìn lính từ 51 quốc gia trong và ngoài NATO đã có mặt tại đất nước Hồi giáo này để hỗ trợ Mỹ. Bên cạnh đó, NATO còn hỗ chính quyền Afghanistan bây giờ huấn luyện quân lính và cảnh sát.

Hiện nay, có khoảng 3500 lính từ các nước đồng minh đã tử trận, Mỹ có khoảng 2400 người. Sân bay Kabul hiện vẫn được NATO quản lý nhằm hỗ trợ cho cuộc sơ tán quân lính khỏi Afghanistan.

4 – Transitional/Provisional government

Transitional government là chính phủ lâm thời, được ra đời nhằm quản lý quá trình chuyển giao chính trị. Khi một quốc gia mới thành lập hoặc trải qua sự sụp đổ chính quyền, chính phủ lâm thời sẽ được khẩn cấp thành lập.

Năm 2002, sau khi lật đổ Taliban, một chính phủ lâm thời có tên TISA (Transitional Islamic State of Afghanistan) được thành lập để điều hành đất nước. Sau 2 năm, tổng thống của TISA – Hamid Karzai – tiếp tục nắm quyền ở nhà nước chính thức.

Hiện tại, sau khi nắm giữ thủ đô, Taliban tuyên bố sẽ không có chính phủ lâm nào mà họ sẽ ngay lập tức tiếp quản đất nước.

5 – Withdrawal

Sự rút quân hay giải giáp của quân đội trong hoặc sau khi chiến tranh kết thúc. Chính phủ của ông Joe Biden tuyên bố sẽ rút toàn bộ binh lính về nước trong tháng 8. Kế hoạch này nằm trong một thỏa thuận hòa bình với Taliban. ngày 29/2/2020, hai bên đã ký cam kết ngừng bắn và trao trả tù binh.

Tuy nhiên, trước tình thế hỗn loạn, Mỹ đã đưa thêm 1000 binh lính đến Kabul phục vụ cho cuộc di tản. Tổng số 6000 lính Mỹ tại đây có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hàng nghìn công chức Mỹ và các gia đình làm việc cho đại sứ quán được di tản an toàn.

6 – Refugee

Từ này nghĩa là người tị nạn – những người phải di tản khỏi đất nước do chiến tranh, bạo động… Theo Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR), người tị nạn được bảo hộ và hỗ trợ xây dựng cuộc sống mới tại quốc gia khác, sau khi họ bị buộc phải rời khỏi quê hương để tránh các cuộc xung đột.

Trong lịch sử, cuộc chiến tranh Việt Nam đã ghi nhận hơn 700 nghìn người tị nạn gốc Việt được thuyên chuyển đến các quốc gia khác. Với Afghanistan, sau 20 năm, đã có khoảng 2.5 triệu người tị nạn tìm đến sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Ngay sau khi thủ đô Kabul thất thủ, hàng nghìn người nhanh chóng tập trung tại sân bay để tìm cách thoát khỏi đất nước.

7 – The fall

Không phải mùa thu, mà là sự sụp đổ của một chính quyền, chế độ trong chiến tranh. Khi quân Taliban giành được quyền kiểm soát thủ đô, tổng thống lúc bấy giờ là Ashraf Ghani rời khỏi đất nước, quan chức Mỹ lên trực thăng rời đại sứ quán được xem là dấu chấm hết cho chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan sau gần 20 năm hoạt động.

 

Với người dân Afghanistan, dù ở lại hay rời đi thì tương lai của họ vẫn là một dấu hỏi lớn. Những hậu quả mà cuộc chiến này mang đến sẽ cần một thời gian rất dài mới có thể khắc phục được. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về cuộc chiến này. Elight chúc bạn học tốt.

 

Advertisement