Luyện nghe Toeic listening part 2 - phần thi hỏi đáp
Sunday, 19 Jan 2025
Thư viện Toeic

Luyện nghe Toeic listening part 2 (hỏi – đáp)

Advertisement
Rate this post

Toeic Listening Part 2 là phần thi nghe thứ 2 trong một bài thi Toeic. Vậy làm thế nào để luyện nghe cũng như thi phần này hiệu quả? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài này nhé!

I – Tổng quan về Toeic Listening Part 2

Toeic Listening Part 2 là phần thi hỏi – đáp. Trong phần thi này có 30 câu (đề mới có 25 câu). Mỗi câu sẽ có 3 đáp án tương ứng với 3 lựa chọn A, B, C và nhiệm vụ của bạn là phải chọn ra đáp án mà tương thích với câu hỏi đề bài đưa ra.

II – Các dạng câu trả lời thường gặp và phương pháp luyện nghe

1 – Wh question (Câu hỏi Wh)

a – Who

+ Các dạng trả lời thường gặp

– Đại từ nhân xưng: I, you, we, they, he, she, it.

– Tên người: Mr. Peter, Ms. Lyn,…

– Tên công ty, phòng ban: Sales department,…

– Chức vụ, vị trí: manager (quản lý), assistant (trợ lý),…

* Lưu ý:

– Các câu trả lời thuộc dạng “I don’t know” thường đúng.

– Loại trừ các câu trả lời có “Yes” hoặc “No”.

– Thì của câu trả lời phải khớp với thì của câu hỏi.

– Câu trả lời đúng thường là tên riêng như tên người, tên nghề nghiệp, chức vụ, tên công ty.

– Phải nghe hết câu trả lời rồi mới chọn đáp án đúng.

b – Where

+ Các dạng trả lời thường gặp

– Giới từ + địa điểm: in my room, at the office,…

– Chỉ đường hoặc địa điểm: turn left, turn right, opposite the bank,…

– Bắt đầu bằng tên người hoặc vị trí chức vụ: Ms. Kim, the accountant,…

* Lưu ý:

– Bạn nên tập trung nghe kỹ cả câu hỏi và câu trả lời rồi mới chọn đáp án đúng.

– Hỏi về nơi chốn nên câu trả lời thường có giới từ chỉ nơi chốn.

– Bạn phải nắm rõ cấu trúc của giới từ + nơi chốn.

c – When

+ Các dạng trả lời thường gặp:

– Giới từ + thời gian hoặc thời điểm: in 2018, on Sunday,…

– Mệnh đề chỉ thời gian hoặc thời điểm: when, as soon as, before, after,…

* Lưu ý:

– Hỏi về mốc thời gian thì câu trả lời thường có “giới từ”, “mệnh đề chỉ thời gian” hoặc “thời điểm”.

– Thời gian của câu trả lời phải khớp với thì của câu hỏi.

– Bạn phải nắm rõ cấu trúc của giới từ + thời gian hoặc thời điểm.

d – Why

+ Các dạng trả lời thường gặp

– Không bắt đầu bằng Because, Since, As,…

– Bắt đầu bằng To V: to study,…

– Bắt đầu bằng Because, Because of, Since, As + Lý do

* Lưu ý:

– Thường trả lời bằng “because/because of/due to/owing to/as/since/thank to”.

– Tuy nhiên nhiều câu không có “because” nhưng nghĩa của câu vẫn ổn thì vẫn được chọn.

e – How

+ Các dạng trả lời thường gặp

– How often: Hỏi về tần suất, vì thế câu trả lời về số lần hoặc độ thường xuyên.

– How can: Hỏi về cách thức, vì thế câu trả lời là lời hướng dẫn.

– How many hoặc how much: Trả lời về số lượng hoặc tiền.

– How + be + N: Hỏi về tính chất của N

* Lưu ý:

– Các từ để hỏi thường đi với “How”.

– Các bạn cần phân biệt “how long” – hỏi về khoảng thời gian với “when” – hỏi về mốc thời gian.

2 – Suggestion question (Câu hỏi gợi ý)

+ Các dạng trả lời thường gặp

– Trả lời có “Yes” hoặc “No”.

– Trả lời không có “Yes” hoặc “No”.

* Lưu ý:

Câu hỏi dạng gợi ý có thể bắt đầu bằng:

– Why don’t you/we + V

– How about + V-ing

– Let’s + V

3 – Statement (Câu tường thuật)

+ Các dạng trả lời thường gặp

– Ở dạng này câu trả lời thường cũng đưa ra ý kiến của mình như đồng tình, phản đối hoặc trung lập.

* Lưu ý:

– Tình huống đòi hỏi người nghe phải có câu trả lời hợp lý.

– Câu nhận định thì đưa ra ý kiến đồng tình hoặc phản đối.

– Câu trả lời càng lặp thì câu trả lời đó càng bẫy và dễ sai.

4 – Yes/No question (Câu hỏi Yes/No)

+ Các dạng trả lời thường gặp

– Bắt đầu bằng “Yes” hoặc “No”.

– Không bắt đầu bằng “Yes” hoặc “No”.

* Lưu ý:

+ Một số câu trả lời hay gặp cần nhớ:

+ Yes hoặc No.

+ Sure/Of course. (Chắc chắn rồi.)

+ Why not? (Tại sao không?)

5 – Choice question (Câu hỏi lựa chọn)

+ Các dạng trả lời thường gặp

– Không chọn cái nào mà đưa ra ý kiến khác.

– Chọn 1 trong 2 lựa chọn được đưa ra.

* Lưu ý:

– Một số câu trả lời cố định cho câu hỏi lựa chọn nên ghi nhớ:

+ Whichever/Either (cái nào cũng được.)

+ Neither (không cái nào hết.)

+ Prefer (thích cái nào hơn.)

– Câu hỏi thường có “or” để lựa chọn.

III – Phương pháp luyện nghe hiệu quả

Đối với luyện nghe ở Toeic Listening Part 2 này thì phương pháp luyện nghe – chép chính tả được các bạn áp dụng rất nhiều. Mặc dù phương pháp này hơi mất thời gian một chút, tuy nhiên, khả năng nghe chính xác từng từ của các bạn sẽ tốt lên rất nhiều. Đôi khi có những từ bạn biết mặt nhưng khi nghe chưa chắc các bạn đã nghe được.

1 – 3 bước luyện nghe hiệu quả:

Ở phương pháp này bạn nên áp dụng 3 bước như sau:

– Bước 1: Mở đoạn hội thoại nghe trước 1 lượt.

– Bước 2: Mở lại đoạn hội thoại và dừng lại ở từng câu, nghe, đoán và viết ra tất cả những gì mình nghe thấy.

– Bước 3: Kiểm tra đáp án so với bản ghi của mình và nghe kỹ lại những từ, những câu mà mình không nghe được cho quen.

Luyện nghe TOEIC listening part 3 – phần thi hội thoại ngắn

Trong khi luyện đề các bạn nhớ học các dạng câu hỏi và câu trả lời tương ứng với từng loại câu hỏi. Khi đi thi nhớ nghe kỹ câu hỏi ngay từ từ đầu tiên để xác định loại câu hỏi và dùng phương pháp loại trừ để chọn ra đáp án đúng.

Chúc các bạn thành công!

 

Advertisement