TỪ VỰNG TIẾNG ANH VỀ KHỞI NGHIỆP NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT
Friday, 20 Dec 2024
Tiếng Anh cho người đi làm Tiếng Anh doanh nghiệp

TỪ VỰNG TIẾNG ANH VỀ KHỞI NGHIỆP BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Advertisement
Rate this post

Khởi nghiệp đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ và hấp dẫn hiện nay. Để thành công trong lĩnh vực này, việc hiểu và sử dụng từ vựng tiếng Anh liên quan đến khởi nghiệp là vô cùng quan trọng. Cùng Elight khám phá những từ vựng tiếng Anh về khởi nghiệp cơ bản, cần thiết trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của mình nhé!

Tiếng Anh DOANH NGHIỆP do Elight cung cấp là giải pháp đào tạo tiếng Anh hàng đầu hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

1. Startup: Khởi nghiệp:

Khởi nghiệp hay Startup là việc tự làm kinh doanh và tự kiếm thu nhập bằng cách cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, mua bán hoặc phát triển một cửa hàng hoặc hoạt động sinh lợi.

2. Bootstrapping: Tự khởi nghiệp:

Bootstrapping chỉ việc tự khởi nghiệp. Trong đó, các startup bắt đầu dự án của mình với nguồn vốn nhất định. Nguồn vốn này có thể đến từ tài sản cá nhân hoặc lợi nhuận công ty.Khi nguồn vốn không đủ thì mới cần đi gọi vốn – funding.

Đây thường là giai đoạn đầu khi doanh nghiệp chưa cần quá nhiều vốn và ý tưởng có thể chưa đủ sức thu hút đầu tư. 

3. Founder: Người sáng lập:

Founder có nghĩa là người sáng lập. Đây là người tìm ra ý tưởng và giải pháp, và có mong muốn phát triển nó thành một dịch vụ hoặc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông thường, thuật ngữ này dùng để chỉ những cá nhân sáng lập đơn lẻ.

4. Co-founder: Người đồng sáng lập

Co-founder có nghĩa là người đồng sáng lập. Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ sự hợp tác và đồng hành của nhiều cá nhân hoặc tổ chức nhằm thành lập một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể.

5. Investor: Nhà đầu tư

Có thể là công ty, tổ chức hoặc cá nhân sở hữu một số tiền nhất định. Họ đầu tư vào các dự án khởi nghiệp với hy vọng thu được lợi nhuận trong tương lai khi dự án thành công.

Xem thêm:

500 từ vựng tiếng Anh chuyên ngàn Kinh tế bạn nhất định phải biết

700 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Logistic mà bạn nên biết

6. Angel investor: Nhà đầu tư thiên thần

Là những nhà đầu tư có số vốn nhỏ, họ đầu tư vào các doanh nghiệp đang trong giai đoạn chuyển ý tưởng thành sản phẩm cụ thể. Số vốn này được sử dụng để tài trợ cho quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nhằm tạo ra doanh thu và thu hút các nhà đầu tư khác.

7. Capital Investor: Nhà đầu tư vốn

Một từ vựng tiếng anh về khởi nghiệp khác bạn cần biết đó là Capital Investor. Đây là những người quản lý các quỹ đầu tư rủi ro. Họ thường đầu tư vào các Startup đã có khách hàng, có doanh thu và đang trong giai đoạn mở rộng phát triển. Vì vậy, để thành công trong giai đoạn này, Startup cần đạt được một số thành công nhất định trước khi tiếp cận các nhà đầu tư.

Để tìm kiếm Capital Investor, các Startup cần chứng minh được những thành tựu trong quá trình hoạt động. Nếu có được sự quan tâm của Capital Investor, đó là một thành công đáng mừng!

8. Venture capitalist: Nhà đầu tư mạo hiểm

Venture capitalist là nhà đầu tư với số vốn lớn, đầu tư vào các doanh nghiệp đã có khách hàng và doanh thu, nhằm mở rộng thị trường và quy mô.

ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHO DOANH NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI MỚI

GIẢI PHÁP CHO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

9. Funding: Gọi vốn

Funding là một từ vựng tiếng anh về khởi nghiệp quen thuộc, chỉ hoạt động mà các Startup thực hiện để kêu gọi nguồn vốn từ các nhà đầu tư cho dự án hoặc ý tưởng của mình. Thông qua việc mời các nhà đầu tư tham gia vào dự án hoặc chia sẻ lợi nhuận, Startup và các nhà đầu tư có thể cùng hưởng lợi từ sự thành công.

Thường, Startup sẽ gọi vốn khi họ cần mở rộng và phát triển nhưng thiếu nguồn lực, hoặc khi họ cần sự hướng dẫn từ một người cố vấn. Quá trình gọi vốn diễn ra qua nhiều vòng (Round), tùy thuộc vào khả năng của Startup, và sau mỗi vòng, doanh nghiệp sẽ được định giá lại.

Trong một dự án, Startup có thể mời gọi nhiều nhà đầu tư và lựa chọn từng nhà đầu tư theo lĩnh vực khác nhau. Quá trình này có thể trải qua nhiều vòng và mỗi lần gọi vốn, doanh nghiệp sẽ được định giá lại.

  • Seed funding: Vòng gọi vốn hạt giống.

Trong vòng gọi vốn hạt giống, startup sẽ nhận được đầu tư từ những nhà đầu tư thiên thần.

  • Series A: Vòng cấp vốn giai đoạn đầu

Series A là vòng vốn đầu tiên từ nhà đầu tư mạo hiểm. Thường, doanh nghiệp nhận vốn từ Series A đã có doanh thu và có nhu cầu mở rộng quy mô công ty.

  • Series B, Series C

Series B và Series C là các vòng vốn tiếp theo, tùy thuộc vào đặc thù và mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp.

10. Incubator/ Accelerator: Trung tâm ủy thác/ Tăng tốc khởi nghiệp

Incubator và Accelerator là giai đoạn đầu trong quá trình gọi vốn cộng đồng. Khi startup bắt đầu thực hiện ý tưởng hoặc muốn tìm nguồn đầu tư, họ có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các trung tâm ủy thác hoặc tăng tốc khởi nghiệp. Đây là các tổ chức hỗ trợ về pháp lý, chính sách, chuyên môn, không gian làm việc và vốn cho startup nhằm giúp họ thu hút khách hàng đầu tiên và tạo điều kiện thuận lợi để gọi vốn từ các nhà đầu tư trong tương lai.

  • Accelerator: Tăng tốc khởi nghiệp

Accelerator là hoạt động nhận ý tưởng sơ khai, sàng lọc và lựa chọn những ý tưởng hay dự án tiềm năng, được gọi là hạt giống.

Sau đó, những người sáng lập ý tưởng được chọn vào Accelerator sẽ có một thời gian nhất định (thường khoảng bốn tháng) để phát triển ý tưởng thành sản phẩm cơ bản.

Mỗi Accelerator có chương trình ươm tạo khác nhau, tập trung vào việc nâng cao kỹ năng khởi nghiệp cho những người sáng lập.

Accelerator thường đầu tư một số tiền nhỏ để có cổ phần dưới 10%, tập trung hỗ trợ cho các công ty trong giai đoạn phát triển bằng kinh nghiệm và mối quan hệ của mình.

11. Khác biệt với Incubator (Vườn ươm doanh nghiệp)

Tuy cùng tư vấn về pháp lý và chuyên môn, cung cấp không gian làm việc để giúp các startup phát triển nhanh chóng và tìm khách hàng/nhà đầu tư, nhưng Incubator và Accelerator hoạt động trong không gian và thời gian khác nhau.

  • Incubator thường có không gian làm việc lớn hơn so với môi trường tập trung của Accelerator.
  • Thời gian trong Incubator cho startup thường kéo dài nhiều năm, có thể từ 3-5 năm, trong khi Accelerator chỉ kéo dài khoảng 4 tháng.
  • Cổ phần mà Incubator sở hữu trong startup lớn hơn, thường chiếm 20% hoặc hơn, trong khi cổ phần của Accelerator thường chỉ chiếm từ 6-10%.

12. Merger and Acquisition: 

Sáp nhập và mua bán công ty

13. IPO: 

Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán

14. Exiting Strategy: Chiến lược rút lui hoặc hoàn vốn

Đây là giai đoạn cuối cùng khi Startup đã phát triển và gắn bó trên thị trường. Họ chuyển sự tập trung từ việc mở rộng thị trường khách hàng sang tạo lợi nhuận và doanh thu. Khi Startup đã đạt đủ mức phát triển và đã trả lại vốn cho nhà đầu tư, lợi nhuận thu về sẽ 100% thuộc về Startup. Có hai cách để thực hiện điều này: bán công ty và thu được số tiền lớn hoặc niêm yết công ty trên sàn chứng khoán (IPO) để thu được tiền từ việc bán cổ phiếu.

Trên đây là những từ vựng tiếng anh về khởi nghiệp cơ bản. Nếu bạn có mong muốn khởi nghiệp, tiếng Anh là công cụ không thể thiếu. Hãy tiếp cận ước mơ của bạn ngay hôm nay với khóa học Tiếng Anh giao tiếp trực tuyến hàng đầu của Elight.

ELIGHT ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC DOANH NGHIỆP CHINH PHỤC TIẾNG ANH

Nhiều đơn vị nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với sự phát triển doanh nghiệp. Họ vẫn đang lúng túng trong việc lựa chọn cách thức để cải thiện tiếng anh cho nhân viên.

>> TÌM HIỂU KHOÁ HỌC TIẾNG ANH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

Hệ sinh thái toàn diện

Elight – hệ sinh thái học tiếng Anh toàn diện và đầy đủ. Elight tập trung vào tính đơn giản – dễ dùng – dễ hiểu – dễ nhớ. Từ đó giúp học viên dễ áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Với hơn 8 năm kinh nghiệm đào tạo tiếng anh, Elight được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn.

Hình thức học linh hoạt

Với hình thức học linh hoạt offline/online, Elight đáp ứng mọi nhu cầu học của doanh nghiệp. Đồng thời, chủ động sắp xếp lịch học để đảm bảo chất lượng công việc.

Chương trình đào tạo chất lượng, thiết kế riêng

Với Elight, các nội dung chương trình được thiết kế riêng. Nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ tối đa nhân sự trong quá trình làm việc. Các chủ đề tiếng Anh thương mại, theo chuyên ngành giúp nhân viên mở rộng vốn từ vựng và tăng khả năng diễn đạt tiếng Anh, tăng hiệu quả làm việc.

Bên cạnh đó, Elight tiến hành kiểm tra năng lực tiếng Anh toàn định kỳ. Theo sát, đánh giá chất lượng với các báo cáo kết quả chi tiết từng nhân viên. Từ đó, Doanh nghiệp theo dõi được quá trình học tập của từng nhân sự trong công ty.

Đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm cùng đội ngũ tư vấn hỗ trợ 27/4. Elight luôn nhận được phản hồi tích cực về hiệu quả trong quá trình đào tạo.

Bạn đang gặp khó khăn trong việc đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp? Hãy liên hệ ngay Elight để được tư vấn chi tiết!

Tham khảo thêm các khóa học tai Elight: https://online.elight.edu.vn/

 

 

 

Advertisement