Phân Biệt Major, Expertise, Specialty, Specialization
Friday, 20 Dec 2024
Phiêu cùng tiếng Anh Tiếng Anh cho người đi làm Tiếng Anh THPT Từ vựng tiếng Anh

Phân Biệt Major, Expertise, Specialty, Specialization

Advertisement
Rate this post

 

Các bạn đọc của Elight có biết, để thể hiện ý nghĩa chuyên ngành, chuyên môn chúng ta có Major, Expertise, Specialty, Specialization. Tuy nhiên, ngoài 4 từ này, chúng ta còn từ phổ biến này chúng ta vẫn còn những từ khác nữa.  Trong bài hôm nay các bạn hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa Major, Expertise, Specialty, Specialization nhé!

Khoá học trực tuyến ELIGHT ONLINE được xây dựng dựa trên lộ trình dành cho người mất gốc. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi hơn 200 bài học, cung cấp kiến thức toàn diện, dễ dàng tiếp thu với phương pháp Gamification.

Khoá học trực tuyến dành cho:

☀ Các bạn mất gốc Tiếng Anh hoặc mới bắt đầu học Tiếng Anh nhưng chưa có lộ trình phù hợp.

☀ Các bạn có quỹ thời gian eo hẹp nhưng vẫn mong muốn giỏi Tiếng Anh

☀ Các bạn muốn tiết kiệm chi phí học Tiếng Anh nhưng vẫn đạt hiệu quả cao

1 – Major (v;n)

Nghĩa:

(n) Chuyên ngành mà sinh viên theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng.

(v) Theo chuyên ngành / học chuyên ngành.

Ví dụ:

  1. Her major is computer science. (Chuyên ngành của cô ấy là Khoa học máy tính).
  2. She majored in History at Stanford. (Cô ấy đã từng học chuyên ngành Lịch sử tại đại học Stanford).

Sự khác biệt:

  • Thứ nhất, major có giới hạn sử dụng nhất định, nó chỉ được dùng để nói đến chuyên ngành mà một người theo học tại trường nào đó. So với expertise, specialty, specialization thì đây cũng là từ ta thường dùng nhất với nghĩa là “chuyên ngành” trong tiếng Anh.
  • Thứ hai, khác với expertise, specialty, specialization thì major chỉ đơn thuần cho chúng ta biết người nào đó theo học chuyên ngành gì, chưa đề cập đến việc người đó có thực sự có nhiều kiến thức, kỹ năng trong chuyên ngành đó hay không.

2 – Expertise (n)

Nghĩa

Chuyên môn, sự thành thạo/ sự tinh thông hoặc kiến thức sâu rộng, kỹ năng thuần thục trong một lĩnh vực hay công việc cụ thể nào đó.

Ví Dụ

They have considerable expertise in dealing with oil spills. (Họ có chuyên môn cao trong việc đối phó với sự cố tràn dầu).

Sự khác biệt:

  • Thứ nhất, danh từ expertise là từ thường được dùng nhất với nghĩa “chuyên môn” trong tiếng Anh.
  • Thứ hai, khác với major thì expertise cho chúng ta biết một người thực sự giỏi hay có hiểu biết nhiều về một lĩnh vực nào đó, và không giới hạn phạm vi sử dụng.

3 – Specialty

Nghĩa

Lĩnh vực nghiên cứu hoặc công việc mà một người dành nhiều thời gian, tâm huyết và biết nhiều về nó; Khả năng đặc biệt.

Ví Dụ

My specialty is international tax law. (Chuyên môn của tôi là Luật thuế Quốc tế).

Sự khác biệt:

  • Thứ nhất, specialty cũng có nghĩa là chuyên ngành giống major. Nhưng nếu dùng specialty tức là người nói muốn nhấn mạnh một người theo chuyên ngành đó, dành nhiều thời gian cho nó và giỏi về nó.
  • Thứ hai, phạm vi nghĩa của specialty rộng hơn expertise.
  • Ở tầm vĩ mô thì specialty có thể hiểu là chuyên môn: Một lĩnh vực cụ thể trong công việc hay học tập mà một người dành rất nhiều thời gian và có nhiều kiến thức về nó, với nét nghĩa này specialty rộng hơn với expertise (chỉ nhấn mạnh đến kiến thức, kỹ năng chuyên gia của lĩnh vực đó).
  • Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể dùng specialty để nói về những việc vi mô, đơn thuần là một việc gì đó mà một người rất giỏi. Ví dụ, em trai tôi học rất giỏi môn Toán thì tôi có thể nói là “Doing Math is my brother’s specialty”.

4 – Specialization (n)

Nghĩa

  • Chuyên môn hóa: Quá trình trở thành một người, công ty…có chuyên về một lĩnh vực cụ thể nào đó.
  • Lĩnh vực nghiên cứu, kinh doanh hoặc công việc mà một người dành nhiều thời gian cho nó hơn các lĩnh vực khác.

Ví Dụ

  • The production line involves a high degree of specialization of labor. (Dây chuyền sản xuất liên quan đến mức độ chuyên môn hóa cao của lao động).
  • After completing the course, they select a specialization in specific fields such as metal, woodworking or textiles. (Sau khi hoàn thành khóa học, họ chọn một chuyên ngành trong các lĩnh vực cụ thể như kim loại, đồ gỗ hoặc dệt may).

Sự khác biệt:

  • Thứ nhất, ở nét nghĩa thứ 2, tương tự như specialty thì specialization nhấn mạnh đến lĩnh vực mà một người dành nhiều thời gian cho nó. Tuy nhiên specialization lại khác biệt với specialty ở chỗ nó còn áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh và không đề cập đến việc không chắc người đó có hiểu nhiều về lĩnh vực đó (như specialty) hay không. Do đó, specialization cũng khác biệt với major, expertise.
  • Thứ hai, ở nét nghĩa 1, specialization khác biệt hoàn toàn với major, expertise, specialty ở chỗ nó nhấn mạnh đến quá trình chuyên môn hóa để đạt được sự chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu.

Khoá học trực tuyến ELIGHT ONLINE được xây dựng dựa trên lộ trình dành cho người mất gốc. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi hơn 200 bài học, cung cấp kiến thức toàn diện, dễ dàng tiếp thu với phương pháp Gamification.

Khoá học trực tuyến dành cho:

☀ Các bạn mất gốc Tiếng Anh hoặc mới bắt đầu học Tiếng Anh nhưng chưa có lộ trình phù hợp.

☀ Các bạn có quỹ thời gian eo hẹp nhưng vẫn mong muốn giỏi Tiếng Anh

☀ Các bạn muốn tiết kiệm chi phí học Tiếng Anh nhưng vẫn đạt hiệu quả cao

Trên đây là những chia sẻ của Elight để có thể giúp bạn mở rộng vốn từ cũng như nắm chắc cách sử dụng của Major, Expertise, Specialty, Specialization. Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy lưu lại và chia sẻ cho bạn bè của bạn nhé.

 

Advertisement